Trên thế gian rộng lớn này, bạn nghĩ mình là ai?

Bạn nghĩ mình là ai? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà chúng ta vẫn thường hay nghe thấy, nhưng để trả lời chính xác thì lại chẳng mấy người làm được…

1. Bạn nghĩ mình là ai?

tren-the-gian-rong-lon-nay-ban-nghi-minh-la-ai

Câu chuyện thứ nhất:

Một con lạc đà vất vả bước từng bước chậm rãi vượt qua sa mạc đầy cát nóng cháy. Trên lưng lạc đà, một con ruồi đậu đó từ lâu, chẳng cần dùng tới chút sức lực nào, cứ thế ruồi ta cũng đến được bên kia sa mạc.

Ruồi cất giọng châm biếm lạc đà: “Này anh lạc đà ngốc nghếch, cảm ơn anh đã vất vả cõng tôi một đoạn đường dài. Tạm biệt!”

Lạc Đà nhìn Ruồi rồi nói: “Khi anh nằm trên lưng tôi, tôi vốn chẳng hề hay biết. Khi anh đi rồi, anh cũng đâu cần lên tiếng chào tôi làm gì. Với tôi, anh có nặng là bao, đừng tự coi trọng bản thân như thế, anh nghĩ anh là ai?”

Câu chuyện thứ 2:

Một nhà văn từng kể lại câu chuyện thời thơ ấu của mình rằng, ông từng phải sống trong một gia đình lớn nhiều thế hệ. Mỗi lần ăn cơm đều là mười mấy người cùng quây lại một chỗ và ăn chung.

Một lần nọ, ông bỗng nảy ra một ý tưởng thú vị, định bụng đùa giỡn để trêu chọc mọi người.

Trước bữa cơm, ông chui vào một hộc tủ không ai để ý trong phòng ăn, đợi mọi người đi tìm thì sẽ bất ngờ nhảy ra dọa mọi người một phen.

Nhưng không ngờ, mọi người chẳng chút nào chú ý tới sự vắng mặt của công. Cơm nước no nê xong xuôi, ai đi làm việc người ấy. Lúc này, nhà văn kia mới ỉu xìu tự mình chui ra và đi ăn cơm thừa canh cặn.

Kể từ đó, ông tự nhắc nhở mình: Tuyệt đối không được coi mình quá quan trọng, nếu không sẽ càng thất vọng mà thôi!

Câu chuyện thứ 3:

Benjamin Franklinl, ông tổ của nước Mỹ, khi còn trẻ có lần đã tới thăm một bậc tiền bối vô cùng đáng kính.

Khi đó, Franklinl đang tràn trề nhiệt huyết của tuổi trẻ, vô cùng tự tin vào bản thân và bước thẳng về phía trước.

Vào đến cửa, vì thiếu quan sát nên ông đã đụng trán thật mạnh vào khung cửa, cả người đau điếng. Ông dùng tay liên tục xoa vào chỗ đau, vừa đưa mắt giận dữ nhìn khung cửa thấp hơn chiều cao của mình rất nhiều.

Vị tiền bối ra cửa đón khác, trông thấy bộ dạng đó của Franklinl liền cười nói: “Đau lắm hả, nhưng đây chính là thu hoạch lớn nhất của anh khi tới thăm tôi đấy.”

Qua ba câu chuyện trên có thể thấy, cho dù bạn có địa vị gì, cho dù bạn quan trọng đến nhường nào, nhưng trong mắt người khác chưa chắc bạn đã có sức nặng như mình vẫn nghĩ.

Trong cuộc đời này, có rất nhiều người tài giỏi hơn bạn, núi cao còn có núi cao hơn, cho nên đừng tự đề cao bản thân, đừng khoe khoang, đừng phách lối.

Thế gian rộng lớn đến nhường kia, bạn nghĩ mình là ai?

Một người muốn bình an vô sự sống trên đời này, phải luôn luôn ghi nhớ trong đầu một điều: Đừng tự đề cao mình quá nhiều, lúc nào nên cúi đầu thì phải cúi đầu!

Học cách nhận thức về bản thân là điều vô cùng quan trọng với mỗi người, tuyệt đối đừng bao giờ tự cho mình quan trọng trong mắt người khác.

Trên thế gian này, mỗi người đều có vai trò của riêng mình. Nhưng khi một ai đó rời đi, thậm chí là mất đi, trái đất vẫn cứ quay và người ở lại vẫn cứ phải tiếp tục sống như thường.

Làm người phải biết khiêm tốn, khiêm tốn mà làm người. Bay bao cao, bay bao xa không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải hạ cánh an toàn! Hãy là chính mình, chỉ khi đó bạn mới thực sự hạnh phúc.

Đừng bao gờ quá đề cao bản thân, cho mình là nhất. Trong hành trình nhân sinh của người khác, bạn chẳng qua chỉ là một vị khách qua đường.

Đừng bao giờ khoe khoang tiền của mình nhiều thế nào, đó chỉ là những tờ giấy vô tri.

Đừng bao giờ khoe khoang công việc của mình tài giỏi ra sao, dù bạn có thất bại, vẫn có vô số người có thể làm xuất sắc hơn bạn rất nhiều.

Đừng bao giờ khoe khoang nhà của mình lớn đến đâu, bạn không còn ở đó nữa, vậy thì nhà cũng thành của người khác.

Đừng bao giờ khoe khoang xe của mình đắt nhường nào, khi không còn bạn, chìa khóa cũng nằm trong tay người khác.

Thứ duy nhất mà bạn có thể khoe khoang, ấy chính là sức khỏe của mình.

2. Đề cao bản thân là đang giết chết thành công của chính mình

tren-the-gian-rong-lon-nay-ban-nghi-minh-la-ai-1

Lý Gia Thành, một tỷ phú của Hồng Kông từng giải thích về nguyên do ông lấy cái tên Trường Giang để đặt tên cho công ty của mình trong một cuốn sách như sau:

“Nếu muốn thành công thì dù cho bạn ở vị trí nào đi chăng nữa, điều quan trọng là bạn cần phải biết lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, của nhiều người.

Tại sao Trường Giang lại trở thành một con sông lớn như vậy? Đó là bởi vì nó đã tiếp nhận dòng chảy từ rất nhiều con sông nhỏ hơn, nhờ đó mà trở nên rộng lớn hơn.

Bên ngoài, tôi luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với tất cả mọi người, nhưng tôi biết từ sâu bên trong, lòng tự cao của bản thân mình rất lớn. Vì thế tôi đã luôn tự nhủ rằng phải lịch sự nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn và đặc biệt là lắng nghe nhiều hơn nếu muốn tự mình làm kinh doanh.

Nếu bạn quá tự cao mà bỏ qua những kiến thức từ những người khác, bạn sẽ không bao giờ trở thành một con sông lớn được.”

Những lời chia sẻ của vị tỷ phú này giúp ta hiểu được rằng, một người có thể tự tin với năng lực của mình nhưng không nên tự đại, có thể phóng đãng nhưng không thể kiêu căng phách lối, có thể sống khỏe mạnh nhưng không thể trường sinh bất lão, có thể dùng sức mạnh để cứu vãn một thế cục bất ổn nhưng không thể xoay chuyển cả đất trời.

Người tự cao là người luôn coi trọng cói tôi của mình lên trên hết. Nó là biểu hiện của cái tâm so sánh hơn thua với mọi người và không bao giờ chịu nhún nhường với bất cứ một ai.

Kiểu người này luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình tài giỏi hơn người và sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng họ đang tài giỏi hơn. Từ đó sinh ra sự chủ quan, dễ dẫn đến quyết định sai lầm.

Nói vậy là để so sánh với người tự tin. Người tự tin là người biết nhìn lại bản thân mình từ lời nói, hành động nên không bao giờ tỏ ra ngạo mạn khinh thường người khác. Người tự tin biết nhìn lại bản thân, biết suy nghĩ chín chắn và sẽ hiếm khi mắc sai lầm.

Không quá đề cao bản thân thực ra là một dạng tu dưỡng, một phong độ, một cảnh giới cao thượng mà ai cũng cần có.

Sở dĩ trăm sông đổ ra biển để biển có thể trở nên rộng lớn là do biển nằm ở vị trí thấp hơn các con sông. Con người cũng vậy, khi biết hạ thấp cái tôi cá nhân, người đó sẽ tiếp nhận được những tinh hoa từ người khác để hoàn thiện chính mình, nhờ vậy mà con đường đi tới thành công cũng sẽ ngắn lại.

Bạn nghĩ mình là ai không quan trọng, quan trọng là bạn biết mình nên sống thế nào. Vì thế cho nên, hãy khiêm nhường, biết tự hạ thấp mình.

3. Khiêm nhường là tài sản quý giá nhất của đời người

Trong Kinh Dịch có câu: “Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích”. Tức là, mọi sự kiêu ngạo tự mãn sẽ dẫn đến thiệt thòi, tổn thương; còn người khiêm tốn sẽ thu được lợi ích thành toàn.

Do đó, khiên nhường chính là cái gốc của tích đức, là trí tuệ hành xử cao thâm trên đời.

Người ta thường nghĩ rằng, khi ở trên cao, ở trên người khác mới là thành công. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Thế nhân thường hay “rộn ràng vì lợi đến, nhốn nháo vì lợi đi”. Trong khi đó lại có những con người sống một cách bình dị, sống không màng danh lợi. Đó mới chính là một thái độ làm người cao thượng.

Thực tế từ xưa đến nay cho thấy, càng là người có tu dưỡng thâm sâu thì càng khiêm nhường. Đối với những người như vậy mà nói, giữ mình khiêm tốn chính là một loại đức hạnh.

Những người tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn với người khác chính là để che giấu tâm hồn yếu nhược, khỏa lấp chỗ trống trong lòng, vì họ sợ người khác coi thường bản thân mình.

Ngược lại, đức tính khiêm nhường lại xuất phát từ sự tự tin của nội tâm, không mang danh lợi, không tranh với người đời. Từ xa xưa, các bậc quân tử, bậc đại trí vẫn luôn khiêm nhường là vì lẽ đó.

Đương nhiên, khi bạn hạ thấp bản thân trước người khác thì cũng phải đánh đổi một vài thứ như thân phận, sự tôn kính… Nhưng hạ thấp bản thân để khiêm nhường không phải là buông bỏ ý chí, vứt bỏ sự tiến thủ của mình, mà ngược lại.

Một người càng có chí tiến thủ thì càng hiểu được giá trị của sự tu dưỡng tâm tính, hiểu được giá trị của đức tính khiêm nhường. Nếu cuộc đời vốn không hoàn hảo, tại sao bạn không sống thật với chính mình ngay hôm nay?

Khiên nhường cũng là cách giúp ta thoát khỏi dục vọng của danh lợi và sự tham lam. Khi một người đứng ngoài vòng danh lợi thì người đó sẽ có thể nhìn được tưởng tỏ hơn, hiểu được rộng lớn hơn người khác.

Người chịu cúi đầu trước người khác không hẳn đã chịu thiệt. Họ là những người hiểu rõ về bản thân mình, càng hiểu thì càng ung dung, càng điềm đạm sẽ càng tiến xa hơn nữa.

Người có thể giữ được sự khiêm nhường cũng giống như biển lớn, có thể dung nạp được trăm sông nghìn suối đổ về, dù trong hay đục, dù lớn hay nhỏ.

Nước chịu ở nơi thấp hơn, không tranh giành nhưng lại có thể dung nạp và nuôi dưỡng được vạn vật. Biển lớn chịu ở nơi thấp hơn sông suối nhưng sự thâm sâu của biển có thứ gì sánh được?

Trong khi thế nhân không ngừng cố gắng, làm mọi cách để chứng minh và mong mỏi thể hiện bản thân, thì các bậc cao nhân đại trí lại luôn cố gắng che giấu thân phận và sự tài trí của mình để mong cầu một cuộc sống bình yên, không vướng bận muộn phiền.

Sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết. Cũng như trong phép ứng xử, nếu chúng ta có thể lùi một bước, nhượng bộ đối phương thì sẽ thấy được những điều mà bình thường ta ít khi để ý.

Người sống khiêm nhường có thể nguyện ý ở dưới người khác, nhường người khác một bước. Nhờ vậy mà luôn thong dong thư thái, tâm hồn khoáng đạt, không toan tính hơn thua được mất. Làm được điều đó tức là đã thông thấu nhân sinh.

Có câu “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết nhiều càng khiêm nhường” cũng chính là ý này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *