Có Đức Mặc Sức Mà Ăn Là Như Thế Nào? Lẽ Sống Cuộc Đời

Chúng ta thường nghe nhiều người nhắc tới câu nói “Có đức mặc sức mà ăn”. Nhưng có thực chất khi nghe, các bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa, hàm ý câu nói này muốn đề cập. Ngày hôm nay phong cách sống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành ngữ này.

Nên nhớ, thành ngữ này mang một ý nghĩa tốt đẹp. Thường được coi là lời răn dạy về cách sống đúng đắn.

Ý Nghĩa Thành Ngữ Có Đức Mặc Sức Mà Ăn

Câu thành ngữ “Có đức mặc sức mà ăn” khác hẳn với ý nghĩa “Có làm mới có ăn” trên mạng được nhiều người biến hóa thành các video gây cười. Thành ngữ này ý muốn nói về cách sống đức độ. Khi sống có đức thì cả đời được yên ổn, may mắn, an vui. 

  • Có đức” ở đây được hiểu là làm việc thiện, việc tốt. Những hành động mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh. Được hiểu ở đây, ngay từ những việc nhỏ bé nhất: trồng cây xanh, giúp đỡ người già, giữ gìn cảnh quan môi trường… hay lớn lao hơn là gây quỹ thiện nguyện, cứu người.. 
  • Mặc sức ăn” được hiểu với ý nghĩa là gặp nhiều may mắn. Việc làm dễ dàng, thuận lợi.

Chứ không như nhiều người hiểu sai ý nghĩa của thành ngữ trên. Nhiều người hiểu rằng chỉ cần làm 1 một tốt là làm những việc xấu khác là không sao, làm càn, làm quấy gì cũng được.

Làm được việc tốt sẽ bù trừ vào nhiều việc xấu. Thực chất thì không phải như vậy và các bạn cần phải hiểu đúng về câu thành ngữ này.

rèn luyên tâm đức, có đức mặc sức mà ăn, người ăn ở có đức sẽ có hậu
Ăn ở có đức, may mắn, hạnh phúc sẽ tới

Lối Sống Tích Đức Không Để Nhiều Người Biết

Có nhiều người họ tish đức, làm việc thiện mà không muốn để nhiều người biết. Những con người ý có kỹ năng, phong cách sống và làm việc một cách âm thầm. Tất cả những điều họ làm có ích cho người khác đều xuất phát từ cái tâm, từ trái tim chân thành. Làm việc tốt mà không đòi hỏi bảo báo đáp bất cứ thứ gì. Những người như vậy phúc đức của họ rất lớn. Loại phúc đức âm thầm này rất quý. 

Hiểu Về Dương Đức Và Âm Đức Của Con Người

Lý giải giúp mọi người phân biệt và hiểu rõ về dương đức, âm đức. Một vài trích dẫn hay, những việc làm cụ thể để mọi người hiểu rõ.

Về Dương Đức

Người xưa nói: “Việc làm tốt mà để người đời biết, đó là dương đức. Còn làm điều thiện mà người ta không biết, đó là ấm đức”. Dương đức khi làm việc thiện là mọi người biết liền. Những điều thiện được làm sẽ được báo chí, loa đài đưa tin và có nhiều người biết tới. Loại phúc đức này khi tạo ra sẽ được sử dụng luôn. Điển hình như việc khi bạn làm việc thiện được báo chí đưa tin, bạn sẽ trở nên nổi tiếng. Trong mắt nhiều người bạn là một người hùng và được ca tụng, hưởng danh lợi. Loại đức này hết là hết, không thể tích lũy hay truyền cho bất cứ ai.

Về công danh cũng là một loại vận may. Hay nói theo cách hiểu bây giờ là “Danh cao vọng trọng”. Điều mà nhiều người muốn hướng đến.

Về Đức Âm 

Còn về đức âm thì không ai có thể lấy đi được của bạn. Tích lũy đức âm càng nhiều, phần thưởng nhận được càng lớn. Nhiều gia đình làm việc thiện một cách kín đáo, đến tận đời con cháu sau này vẫn được hưởng theo. Họ làm những việc cụ thể, cứu người, xây chùa, xây cầu, mở đường, hiến đất cho nhà nước… những việc họ làm không đòi hỏi một chút phần thưởng nào. Với những người như vậy họ có kỹ năng biết cho đi, không bao giờ cho mình là tốt, luôn biết động viên, khích lệ người khác.

9 Cách Tích Đức Mặc Sức Mà Ăn Không Tốn Một Đồng Nào

Tích thiện đức không chỉ có tiền mới làm được, ngay cả với những người không có điều kiện vật chất, cũng có thể tích đức mách dễ dàng.

Tích Đức Từ Lời Nói Thiện Lương

Lời nói của một người cần phải có được sự khoan dung. Đó cũng là một loại tu dưỡng mà a cũng cần phải học. Lời nói ngay thẳng, có thể nói “vòng vo” đi một chút, để người nghe không cảm thấy sốc. Lời nói lạnh lùng như băng thì trước đó hãy hâm nóng nó bằng những hành động, cử chỉ ân cần. Một lời nói phê phán trước khi nói ra, hãy nghĩ đến lòng tự trọng của người khác. Xem lời phê phán đó có thể nói giảm nói tránh đi được không. Với lời nói khen ngợi đáng giá ngàn vàng. Lời khen ngợi mang tới năng lượng, sự tích cực cho người nghe.

dùng lời nói thiện lương để cảm hóa người khác, tích đức từ lời nói
Sử dụng lời nói thiện lương để trò chuyện

Tích Đức Từ Đôi Bàn Tay

Tích đức từ đôi bàn tay thực chất là việc học cách vỗ tay để tán thưởng người khác. Việc khen ngợi một người khác một cách thật lòng là điều nên có ở mỗi người. Nếu một người thực sự không biết vỗ tay tán dương người khác, thì quả thực người đó quá hẹp hòi. Vỗ tay khen ngợi người khác cũng chính là vỗ tay khen ngợi chính mình. Vì vậy đừng tiết kiệm chàng vỗ tay nhé các bạn. Đôi khi bàn tay không cần phải vất vả mới có đức mặc sức mà ăn. Đôi khi chỉ cần dùng đôi bàn tay để tán dương những người khác là đủ.

Tích Đức Từ Chính Việc Tín Nhiệm Người Khác

Với những người có bản tính nghi ngờ cao thực sự sẽ rất khó kết giao và làm việc cùng. Những người như vậy thường rất khó có được những người bạn chân thành với bản thân. Sống ở đời, được người khác tín nhiệm cũng chính là một loại hạnh phúc. Người nào càng có nhiều tín nhiệm càng dễ thành công. Xung quanh họ xây dựng được mạng lưới kết giao lớn. Việc này thúc đầy sự thành công về quan hệ, danh vọng. Trích dẫn hay từ lời nói của cổ nhân xưa: “Đã nghi ngờ là không kết giao. mà đã kết giao tuyệt không nghi ngờ”.

Người Biết giữ Thể Diện Cho Người Khác Thì Có Đức Mặc Sức Mà Ăn

Người biết giữ thể diện cho người khác là biết giữ thể diện cho chính mình. Ở nhiều trường hợp việc không nể nang mặt mũi người khác lại chính là một sự vô lễ lớn nhất. Người phương đông chúng ta có một câu nói rất hay về việc giữ thể diện cho người khác như này: “Vuốt mặt thì phải nể mũi”. Đôi khi ta nhìn thấy rõ về về một người, nhưng cũng không cần thiết phải chỉ thẳng ra. Hãy nhắc nhở và nói với họ vào một thời điểm khác. Khuyên bạn đừng bao giờ gây tổn hại đến thể diện, danh dự của người khác bởi hậu quả nó mang lại là vô cùng khôn lường. Trong một số trường hợp, vạch trần người khác cũng đồng nghĩa với việc đẩy họ tới đường cùng.

Mang Đến Cho Người Khác Sự Thuận Lợi

Tạo điều kiện giúp người khác phát triển là một loại tích đức. Người có đức mặc sức mà ăn. Khi người khác cần bạn, hãy sẵn sàng cho họ một điểm tựa, cho người khác sự thuận lợi, cũng chính là mang sự thuận lợi đến cho bản thân. Suy nghĩ cho người khác cũng chính là một điều rất đáng trân trọng. 

có đức mặc sức mà ăn là gì, ý nghĩa về thành ngữ có đức mặc sức mà ăn
Tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ người khác

Tích Đức Trọng Việc Giữ Lễ Tiết

Một người viết giữ lễ tiết, đi khắp nơi ai ai cũng quý. Họ biết thế nào là cư xử chừng mực, thế nào là đủ, thế nào là nhiệt tình. Kết giao với những người này rất thú vị. Các bạn có thể học được cách ứng xử một cách điềm đạm từ họ.

Thành Thật Với Mọi Người, Có Đức Mặc Sức Mà Ăn

Trong mọi mối quan hệ, sự thành thật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu một người không thành thật sẽ rất khó tồn tại và dường như với họ sẽ không có tình bạn chân thành. Luôn lấy sự thật thà, thành tín làm gốc, để duy trì tình bằng hữu. Dùng sự thành thật để thu phục lòng người. Có như vậy, các mối quan hệ đến với ta mới thật sự đáng quý. Còn với người luôn có sự gian dối, sẽ rất khó được mọi người coi trọng. Thậm chí còn rất khó tồn tại.

Tích Đức Từ Lòng Biết Ơn

Sự biết ơn đôi khi còn thể hiện nhân cách của một con người. Một con người biết ơn ắt sẽ được mọi người nâng đỡ, trọng dụng. Dù đi tới đâu, một người luôn có tấm lòng cảm phục, biết ơn người khác cũng sẽ được trào đón. Thành ngữ Việt Nam có một câu rất hay: “Uống nước nhớ nguồn”, hay người Canada có câu nói nhắc nhở con người ta về lòng biết ơn: “Trong cuộc đời mỗi con người sẽ đi qua rất nhiều các cây cầu, đừng bao giờ đốt chiếc cầu mình từng đi qua”. Hãy tích đức từ lòng biết ơn với những điều nhỏ bé nhất. Biết ơn tới người đã từng nâng đỡ chúng ta. Có như vậy bạn mới thực sự là một người có khí chất.

thế nào là có đức mặc sức mà ăn, giải thích ý nghĩa có đức măc sức mà ăn
Thực hiện lòng biết ơn từ những điều nhỏ bé

Tích Đức Từ Sự Lắng Nghe

Người biết lắng nghe sẽ nghe được nhiều điều hơn. Người xưa có một trích dẫn hay: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe sẽ dễ dàng thấu hiểu được lòng của người khác. Dễ dàng đạt được sự tín nhiệm từ họ. Việc lắng nghe và hiểu được người nói là vô cùng quan trọng. Đó là lý do vì sao mỗi chúng ta có một cái miệng và hai cái tai.

Lời Kết

Quá trình tu dưỡng, tích đức là cả một đời, không phải ngẫu nhiên mà nhiều người có đức mặc sức mà ăn. Đó là phúc đức của dòng họ truyền từ đời này sang đời khác. Làm nhiều việc tốt để bản thân càng được hoàn thiện, thân – tâm – tuệ được khai mở.