Che giấu sự khôn ngoan của mình tốt hơn là cố tỏ ra thông minh

Theo Wealth Business, John D. Rockefeller đã chia sẻ trong cuốn sách “Rockefeller’s 38 Letters to His Son” rằng bí quyết để trở thành tỷ phú là hiểu rõ hai chìa khóa quan trọng. Ông coi đây là nền tảng giáo dục cho các thế hệ sau của gia tộc Rockefeller, giúp họ duy trì sự giàu có và thịnh vượng của cả dòng họ trong gần 7 thế hệ tương lai. Theo ông, điều quan trọng không phải là tỏ ra thông minh, mà là biết cách che giấu sự khôn ngoan của mình, giống như nước càng sâu thì chảy lặng để không gây sự chú ý.

che-giau-su-khon-ngoan-cua-minh-tot-hon

CHÌA KHÓA 1: BIẾT CÁCH GIẤU GIẾM SỰ KHÔN NGOAN CỦA MÌNH

John D. Rockefeller từng nói với con trai của mình: “Đừng cố gắng tỏ ra thông minh trong mắt người khác. Đôi khi, chúng ta cần học cách giấu giếm sự khôn ngoan của mình.”

Ông đưa ra quan điểm này vì tin rằng: Những người thực sự thông minh đang làm việc một cách âm thầm để hoàn thiện bản thân và trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn. Trong khi đó, những người chỉ thích khoe khoang về bản thân, cố tỏ ra thông minh hơn người khác thì sẽ chỉ thu hút sự ghen tị và gặp phải các vấn đề không cần thiết.

Những người thành công luôn giữ thái độ bình tĩnh, ứng biến bình thản và thận trọng, dù đối mặt với biến thiên của đời sống. Giống như nước sâu dưới lòng biển lớn, điều quan trọng là giữ cho mình tâm thái ung dung trước mọi tác động khách quan. Cho dù sóng to gió lớn trên mặt nước, nhưng những dòng nước ở bên dưới vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong.

Áp dụng lý thuyết này vào thương trường, đúng lúc, đúng chỗ trong đối nhân xử thế, có thể giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có. Việc chứng minh bản thân là tài giỏi, là thông minh trước mắt người khác không hẳn mang lại lợi ích. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí là tiêu cực hơn.

CHÌA KHÓA 2: “MIỄN PHÍ” KHÔNG HẲN LÀ MIỄN PHÍ

Từ khi còn là một đứa trẻ, John D. Rockefeller đã nhận ra giá trị của tiền bạc. Ông luôn tìm cách kiếm tiền từ những công việc nhỏ, phù hợp với năng lực của mình. Tuy nhiên, ông không bao giờ dựa vào những thứ “miễn phí”.

Theo quan niệm của tỷ phú này, trên thế giới không có gì là miễn phí hoàn toàn. Nếu bạn đã quá quen với việc nhận những thứ “miễn phí”, bạn sẽ dần trở nên phụ thuộc và không còn động lực để tự kiếm tiền để mua chúng bằng công lao của bản thân. Thay vào đó, bạn chỉ đợi “miễn phí” tiếp theo.

Tuy nhiên, điều này sẽ dần làm mất đi động lực để làm việc chăm chỉ và công bằng. Sự phụ thuộc vào những thứ “miễn phí” đó sẽ khiến bạn phải trả một cái giá đắt đến không ngờ, ảnh hưởng đến cả tương lai và số phận của một người.

John D. Rockefeller luôn coi “miễn phí” như một cạm bẫy nguy hiểm cần tránh xa, điều này giúp ông lược bớt nhiều ngã rẽ và khó khăn không cần thiết trên con đường lập nghiệp cá nhân. Quan điểm này cũng giúp ông duy trì mục tiêu và phương hướng ban đầu một cách kiên định, từ đó tích luỹ được của cải nhanh chóng.

Ngoài ra, John D. Rockefeller cũng rất hiếm khi cho con cháu tiền tiêu vặt dễ dàng. Ông luôn yêu cầu các con phải sử dụng sức lao động cá nhân để đổi lấy thu nhập, chẳng hạn như rửa bát, lau sàn, thu dọn bàn ăn… Ông cho rằng mỗi công việc nhà đều có giá trị tương ứng, nhằm ngăn cản thói quen ỷ lại của thế hệ sau vào khối tài sản khổng lồ mà các bậc cha chú đã để lại. Học cách tỷ phú dạy con của nhà Rockefeller sẽ giúp chúng ta học được nhiều bài học quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *